Từ xa xưa, cổ nhân đã dạy về quy luật "tương sinh tương khắc", có Thiện-có Ác, có tốt-có xấu, có Âm-có Dương, có chính lý-có phản lý,... , trong triết học nói chung người ta gọi đó là hai mặt đối lập, tuy nhiên ứng xử đối với hai mặt đối lập này thế nào là một vấn đề. Người xưa dạy đạo Nhẫn: "Lùi một bước trời cao biển rộng", "Cả giận mất khôn" hay "Tiểu bất nhẫn tắc loạn đại mưu".
Trong thế giới của chúng ta, sự tồn tại chung sống của hai mặt đối lập trong nhiều trường hợp như một sự tất yếu, con hổ không thể ăn thịt hết hươu nai, bởi nếu vậy chúng sẽ không còn thức ăn để duy trì sự sống, tương tự như vậy hươu nai cũng không thể ăn hết cỏ được, ngược lại, nếu không có hổ, hươu nai sẽ phát triển nhanh chóng, cỏ sẽ không còn đủ để chúng ăn nữa, tương tự như vậy, nếu không có hươu nai, cỏ sẽ phát triển lấn áp các loài thực vật khác, đó là một sự cộng sinh, đảm bảo cân bằng sinh thái mà đấng tạo hóa đã tạo ra. Đối với tính cách con người, có câu rằng: "Giang sơn dễ đổi, bản tính khó rời", thử hỏi, nếu hai người làm việc có tính cách, có cách giải quyết vấn đề trái ngược nhau, làm thế nào để đạt kết quả chung tốt nhất, hai anh em, bố con sống trong gia đình có tính cách trái ngược nhau thì sao, chẳng nhẽ bài xích, loại bỏ nhau?
Khổng Tử dạy rằng: "Quân tử hòa nhi bất đồng/ Tiểu nhân đồng nhi bất hòa”. Nghĩa là: Người quân tử giao hòa với nhau nhưng chưa hẳn đã đồng quan điểm, chí hướng. Ngược lại, kẻ tiểu nhân cùng chung sống nhưng thường xuyên xung khắc mâu thuẫn, tranh giành nhau."
Dung nhẫn là chìa khóa giải quyết vấn đề mà người xưa đã răn dạy chúng ta, chỉ có dung nhẫn mới kìm chế được ma tính trong mỗi con người, từ đó vận dụng trí huệ giải quyết vấn đề, chỉ có từ bi, bao dung mới cảm hóa được lòng người, mới giúp con người khởi phát thiện tâm và quy chính.
- Đấu tranh: Sự đấu tranh của các mặt đối lập là sự tác động lẫn nhau, bài trừ và phủ định lẫn nhau của các mặt đối lập. Sự đấu tranh của các mặt đối lập có thể được biểu hiện ở sự ảnh hưởng lẫn nhau hoặc dùng bạo lực để thủ tiêu lẫn nhau giữa các mặt đối lập.
- Sự phát triển
- Phát triển là sự đấu tranh của các mặt đối lập: Sự phát triển của sự vật, hiện tượng gắn liền với quá trình hình thành, phát triển và giải quyết mâu thuẫn. Sự thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập là 2 xu hướng tác động khác nhau của các mặt đối lập tạo thành mâu thuẫn. Như vậy, mâu thuẫn biện chứng cũng bao hàm cả "sự thống nhất" lẫn "đấu tranh" của các mặt đối lập. Sự thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập không tách rời nhau, trong quá trình vận động, phát triển của sự vật, sự thống nhất gắn liền với sự đứng im, với sự ổn định tạm thời của sự vật.
- Sự đấu tranh gắn liền với tính tuyệt đối của sự vận động và phát triển. Điều đó có nghĩa là sự thống nhất của các mặt đối lập là tương đối, tạm thời; sự đấu tranh của các mặt đối lập là tuyệt đối. Việc hình thành, phát triển và giải quyết mâu thuẫn là một quá trình đấu tranh rất phức tạp, trải qua nhiều giai đoạn, mỗi giai đoạn có những đặc điểm riêng của nó:
- Giai đoạn hình thành mâu thuẫn, biểu hiện: đồng nhất nhưng bao hàm sự khác nhau; khác nhau bề ngoài, khác nhau bản chất, mâu thuẫn được hình thành.
- Giai đoạn phát triển của mâu thuẫn, biểu hiện: các mặt đối lập xung đột với nhau; các mặt đối lập xung đột gay gắt với nhau.
- Giai đoạn giải quyết mâu thuẫn, biểu hiện: sự chuyển hóa của các mặt đối lập, mâu thuẫn được giải quyết.
Ngày nay, nhiều người ảnh hưởng bởi triết học đấu tranh mà không có điều kiện tìm hiểu về văn hóa của cổ nhân, họ thường hiểu Nhẫn theo cách có gì đó như "Nhẫn nhục", Nhẫn với người xưa không phải là cam chịu là thỏa hiệp, Nhẫn là thể hiện của trí huệ, kiên định, bao dung và tha thứ.
Chọn cách ứng xử thế nào là lựa chọn của mổi người, dù bạn lựa chọn thế nào thì bài dưới đây là thống kê khách quan các tác hại của việc lạm dụng chỉ trích, phê bình hay tranh đấu trong các mối quan hệ:
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Nỗi sợ bị chỉ trích cướp mất sự sáng tạo của con người, hủy hoại óc tưởng tượng, hạn chế tính cách, làm mất dần tính tự lực và gây ra hàng trăm loại thiệt hại khác
Bản chất và tác hại của nỗi sợ bị chỉ trích
Tại sao chúng ta lại có nỗi sợ này, không ai biết, nhưng có một điều chắc chắn rằng trong cuộc sống nỗi sợ hãi này rất phát triển trong từng cá nhân.
Tôi luôn cho rằng nỗi sợ hãi cơ bản này là một phần trong bản chất tự nhiên của con người, nỗi sợ hãi này không những làm ta tìm mọi cách tước đoạt tài sản và của cải của đồng loại mà còn biện minh cho hành động của mình bằng cách chỉ trích tính cách của họ. Có một thực tế là kẻ trộm thường hay chỉ trích người mà hắn ăn trộm. Nhiều chính trị gia mưu cầu chức vị không phải bằng năng lực và phẩm chất của mình, mà bằng cách công phá đối thủ của họ.
Các nhà thiết kế thời trang và sản xuất quần áo đã nhanh chóng lợi dụng nỗi sợ hãi căn bản này. Kiểu dáng thời trang của mỗi mùa luôn thay đổi, nhưng ai là người tạo ra những kiểu dáng đó? Không phải là người mua, mà là các nhà sản xuất và thiết kế. Tại sao họ lại thay đổi như vậy, lý do rất hiển nhiên, nhằm bán được nhiều hàng hơn.
Nỗi sợ bị chỉ trích cướp mất sự sáng tạo của con người, hủy hoại óc tưởng tượng, hạn chế tính cách, làm mất dần tính tự lực và gây ra hàng trăm loại thiệt hại khác nữa. Các bậc phụ huynh thường gây cho con cái những tổn thương không hề nhỏ qua những lời chỉ trích mắng mỏ. Mẹ của một người bạn cùng phòng thủa nhỏ với tôi thường phat roi cậu ấy mỗi ngày và luôn kết thúc với câu: “Rồi mày sẽ vào trại cải tạo trước khi mày hai mươi tuổi thôi con ạ!”. Kết cục là cậu ấy bị đưa vào trại cải tạo thật, khi cậu được mười bảy tuổi.
Mỗi người đều có cả kho những lời chỉ trích và sẵn sàng biếu không cho bất cứ ai dù người bị chỉ trích có yêu cầu hay không. Những người thân thiết nhất với bạn lại thường là những người có lỗi lớn nhất. Chỉ trích cần được xem như là một tội ác, thậm chí nó là tội ác xấu xa nhất, đối với những bậc cha mẹ nào cố tình tạo ra mặc cảm tự ti trong đầu óc con cái mình bằng những lời chỉ trích không cần thiết. Những người quản lý hiểu rõ tâm lý con người thường nhận được những kết quả tốt nhất nhờ biết cách góp ý xây dựng thay vì đi chỉ trích nhân viên. Các bậc phụ huynh cũng hoàn toàn có thể nhận được kết quả như vậy từ con cái của mình. Nên nhớ rằng chỉ trích sẽ gieo nỗi sợ hãi hay thậm chí là oán hận vào trái tim con người mà không mang lại thiện cảm hay tình yêu thương.
Các dấu hiệu của nỗi sợ bị chỉ trích
Nỗi sợ này ảnh hưởng tiêu cực tới sự thành công của mỗi cá nhân bởi nó hủy diệt sức sáng tạo và làm thui chột khả năng vận dụng óc tưởng tượng, những dấu hiệu chính là:
E dè
Thường biểu hiện qua vẻ căng thẳng, rụt rè nhút nhát trong các cuộc đối thoại hay hội họp, cử chỉ vụng về, mắt chớp liên hồi.
Thiếu tự tin
Lạc giọng, mất bình tĩnh, căng thẳng trước sự hiện diện của người khác, bộ dạng khúm núm, có trí nhớ kém.
Thiếu cá tính
Thiếu quyết đoán, thiếu sức lôi cuốn và khả năng diễn đạt ý kiến một cách rành mạch. Có thói quen tránh né vấn đề thay vì quyết tâm đối mặt với vấn đề. Dễ dàng nghe theo ý kiến của người khác mà không cần xem xét cẩn thận.
Mặc cảm tự ti
Có thói quen tự chấp nhận và tự bằng lòng như một cách để che giấu sự tự ti. Thích dùng những từ ngữ kiểu như “đao to búa lớn” để gây ấn tượng với người khác. Hay bắt chước cách ăn mặc, lời ăn tiếng nói và phong cách của người khác. Thích khoe khoang những thành tích do mình tự tưởng tượng, thích tỏ ra mình hơn người để che giấu sự tự ti.
Thích chơi ngông
Có thói quen cố tỏ ra sao cho bằng bạn bằng bè, tiêu xài quá khả năng thu nhập.
Thiếu sáng kiến
Thường thất bại trong việc tận dụng các cơ hội để tự thăng tiến trong con đường nghề nghiệp, sợ thể hiện chính kiến, thiếu tự tin vào lập trường của bản thân, hay có những câu trả lời thoái thác trước câu hỏi của cấp trên, luôn do dự trong cử chỉ và lời nói, thậm chí gian dối trong cả ngôn từ và hành vi.
Không có tham vọng
Tinh thần và thể xác bạc nhược, không dám tự khẳng định mình, chậm trễ trong việc đưa ra quyết định. Dễ bị tác động, có thói quen chấp nhận thất bại mà không chống lại, thường rút lui khi gặp phải sự chỉ trích. Có thói quen hay nói xấu sau lưng và xu nịnh trước mặt người khác, nghi ngờ người khác mà không có lý do, thiếu tế nhị trong hành động và lời nói, không có thành ý tiếp nhận những lời phê bình về sai lầm do mình gây ra.
Dựa theo Tâm kế người Do thái
Tài liệu tham khảo:
[1]. Trí huệ của Nhẫn: [2]. Mười đại trí huệ của người xưa: https://trithucvn.org/van-hoa/10-dai-tri-tue-kinh-dien-luu-truyen-ngan-nam-cua-cac-bac-tri-gia-xua-phan-1.html
[3]. Triết học đấu tranh Mác-Lê: Quy luật thống nhất đấu tranh giữa các mặt đối lập: https://vi.wikipedia.org/wiki/Quy_luật_thống_nhất_và_đấu_tranh_giữa_các_mặt_đối_lập
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét