Thuở nhỏ khi mới tập đi xe đạp, tại sao chiếc xe hay đổ?
Tại sao nếu đứng cạnh miệng một chiếc hố lớn bạn không thể bật nhẩy qua được?
Tại sao nhiều kế hoạch đao to búa lớn, quyết tâm sôi nổi thường hay tiêu tan sau một thời gian ngắn thực hành?
Hiểu được nguyên lý này chúng ta sẽ có định hướng tốt hơn để chữa bệnh lười!
Khi chúng ta nuông chiều, do dự trước một ham muốn nào đó của bản thân, nó sẽ có cơ hội phát triển và níu kéo bản thân chúng ta. Phương pháp của anh trai nói đến trong video có lẽ đã nhắm đúng bản chất.
P/S: Tất nhiên, muốn dậy sớm ta không được thức khuya quá. Thời gian ngủ tối quan trọng là từ 11h-1h sáng, một giờ ngủ trong cung này bằng 4-5 giờ ngủ trong cung giờ khác. Việc thường xuyên thức đêm vào cung giờ này rất có hại cho sức khỏe, tinh thần. Cơ thể người là một phần hòa hợp với tự nhiên, việc đảo lộn giờ ngủ và biện minh bằng khái niệm "ngủ bù" là không phù hợp với khoa học nhân thể.
3. Làm cách nào để thay đổi bản thân?
Sống trong thế giới quan duy vật này, khi bạn buông thả bản thân theo dục vọng, chạy theo thói đời xuống dốc, bạn không thấy có vấn đề gì cho lắm, dẫu sao đời chỉ sống một lần, trái đất có nổ tung thì mọi người cùng chết. Tuy nhiên phần thánh thiện trong con người bạn vẫn đôi khi thể hiện ra, níu giữ bạn. Với những ai muốn thay đổi bản thân mới thấy hết cái giá của sự buông thả, sa ngã.
Người ta thường chủ quan khi nghĩ rằng tôi làm chủ suy nghĩ và hành động của mình. Có thật vậy không? Bạn hãy thử ngồi trong tư thế thiền định, trong đầu bạn suy nghĩ: "TÔI SẼ KHÔNG SUY NGHĨ GÌ CẢ", chính là bạn đang muốn ra lệnh cho bản thân mình, nhưng bạn có làm được không? Bạn có còn tin rằng bạn hoàn toàn làm chủ suy nghĩ và hành vi của mình nữa không?
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét