"Thử xem khắp cõi dinh hoàn. Hai mươi thế kỷ, ai còn như ta...
Hiền nhân, quân tử những người. Đứng lên mà sửa tục đời cho chăng?"
(Tỉnh hồn quốc ca - cụ Phan Châu Trinh)

Thứ Tư, 23 tháng 3, 2016

Sóng hấp dẫn: Khám phá mới của Khoa học & Sự đối lập giữa Albert Einstein và Darwin: chỉ một trong hai người đúng


Thuyết BigBang về nguồn gốc hình thành vũ trụ và nan đề sáng thế:


Thuyết Big Bang hầu như đã được kiểm chứng. Ngày càng có nhiều bằng chứng khách quan cho thấy Vũ trụ, mà chúng ta đang ở trong, được sinh ra từ một vụ nổ lớn trong hư không khoảng 14 tỷ năm trước rồi dãn nở không ngừng, đồng đều theo mọi hướng, chứa hàng trăm tỷ thiên hà có kích thước khoảng 100.000 năm ánh sáng (một giây ánh sáng là 30 vạn km); mỗi thiên hà lại chứa hàng trăm tỷ ngôi sao; mỗi sao lại có một hệ thống hành tinh quay quanh như kiểu hệ Mặt trời của chúng ta.

Nếu thuyết này là đúng thì vẫn còn những câu hỏi chưa thể có câu trả lời: Thế trước Big Bang là cái gì? Vì sao nó lại vận hành một cách trơn tru, hoàn hảo như thế? Vì sao các hằng số vật lý của Vũ trụ (tốc độ ánh sáng, điện tích của điện tử, hằng số Plank...) lại được gán cho những giá trị chính xác đến nỗi chỉ cần một trong các hằng số ấy thay đổi đi một phần triệu giá trị vốn có thì thế giới này không có sự sống, không có chúng ta - con người có khả năng tìm hiểu Vũ trụ?

Những nhà khoa học thừa nhận thuyết Big Bang đồng nghĩa với thừa nhận vũ trụ có khởi đầu, và như vậy phải có một bàn tay tạo ra cái khởi đầu ấy, điều này liên quan đến nan đề sáng thế, đến đấng sáng thế, cũng tương tự như có một trái bom phát nổ, bạn không thể nói rằng trái bom đó tự nhiên sinh ra và tự nhiên phát nổ vậy. Ngược lại những nhà khoa học theo tư tưởng vô thần cố gắng xây dựng những mô hình vũ trụ không có điểm khởi đầu, không có khởi đầu thì sẽ thoát khỏi câu hỏi ai đã sáng tạo ra cái khởi đầu ấy. Để đạt mục tiêu đó, họ sáng tạo ra những mô hình vũ trụ vĩnh cửu (eternal universe) – vũ trụ không có điểm ban đầu và cũng không có điểm kết thúc, vũ trụ như một cái gì đó tự thân tồn tại mãi mãi, như thể nó vốn là như thế và sẽ cứ như thế, dù cho có những biến thiên nội tại hoặc biến thiên quay vòng. Cụ thể, có ba lý thuyết lớn đi theo hướng đó:
– Mô hình lạm phát vĩnh cửu (Eternal inflation);
– Mô hình tuần hoàn vĩnh cửu (Eternal cycles);
– Mô hình quả trứng vĩnh cửu (Eternal egg).
Nhưng không may, chẳng bao lâu sau đó các mô hình vũ trụ vĩnh cửu đã và đang đi tới chỗ phá sản! Nhà vũ trụ học Alexander Vilenkin tại Đại học Tufts ở Boston đã chứng minh rằng hy vọng đó đã dần dần héo tàn và đến nay có lẽ đã chết”. Grossman viết, “Trong một thời gian, có vẻ như người ta đã hy vọng sẽ tránh được điều này, bằng cách dựa vào những mô hình vũ trụ vĩnh cửu – những vũ trụ phù hợp với Lý thuyết Big Bang nhưng có thể tồn tại tiếp diễn vô hạn trong cả quá khứ lẫn tương lai. Grossman cho biết:

1.Mô hình lạm phát vĩnh cửu: Bắt nguồn từ mô hình lạm phát do Alan Guth xây dựng từ năm 1981, được bổ sung thêm bằng ý tưởng những vũ trụ bong bóng (bubble universes) hình thành và dãn nở lạm phát một cách tự phát mãi mãi. Năm 2003, Vilenkin và Guth đã phát triển mô hình này thành lý thuyết vũ trụ lạm phát vĩnh cửu như hiện nay. Nhưng rốt cuộc các phương trình của nó vẫn đòi hỏi một biên trong quá khứ (tức một điêm khởi đầu trong quá khứ).

2.Mô hình vũ trụ tuần hoàn: Một vũ trụ đàn hồi, co dãn tuần hoàn đến vô tận, từng hứa hẹn nhiều triển vọng, nhưng rốt cuộc cũng không hoạt động xuôn xẻ. Tính vô trật tự sẽ tăng lên theo thời gian, do đó sau mỗi vòng tuần hoàn, vũ trụ sẽ càng vô trật tự hơn. Một cách logic, sau một số lớn vòng tuần hoàn, vũ trụ sẽ rơi vào tình trạng vô trật tự cực đại. Khi đó vũ trụ sẽ trở thành tạp nham.

3.Mô hình quả trứng: Mô hình “quả trứng vũ trụ” (cosmic egg) cho phép quả trứng có thể nở thành một vũ trụ tồn tại trong trạng thái tĩnh vĩnh cửu. Nhưng cuối năm 2011, Vilenkin và học trò của ông là Audrey Mithani đã chỉ ra rằng quả trứng không thể tồn tại mãi mãi, vì tính bất ổn định lượng tử buộc nó phải sụp đổ sau một khoảng thời gian hữu hạn. Không có cách nào làm cho quả trứng tồn tại vĩnh cửu.

Kết luận đã rõ ràng. Không có mô hình vũ trụ vĩnh cửu nào hết. Vilenkin kết luận: “Mọi bằng chứng chúng ta có đều nói lên rằng vũ trụ có một điểm khởi đầu”.

Khám phá mới: Sóng hấp dẫn củng cố vững chắc thuyết BigBang

Cuối thế kỷ 19, khoa học đã khám phá ra sóng điện từ: một dao động điện từ phát ra sóng điện từ. Sóng vô tuyến điện giúp ta nghe radio, xem truyền hình, phát ra từ những dao động điện trong các khung dây. Nói một cách tổng quát, những xáo trộn điện từ tạo ra sóng điện từ. Tương tự, những xáo trộn của vật chất có khối lượng sẽ tạo ra sóng hấp dẫn. Đó là tiên đoán thiên tài của Albert Einstein.

Big Bang, vụ nổ lớn của vũ trụ từ thủa sơ sinh, là một xáo trộn vĩ đại, ắt phải sản sinh ra các loại sóng vật chất: sóng điện từ, sóng hấp dẫn – những di tích lan truyền trong vũ trụ, mang theo thông tin của vũ trụ trong quá trình sinh trưởng, “tấm ảnh” tái hiện vũ trụ trong buổi sơ sinh. Nhưng, như đã phân tích trong bài báo “Sóng hấp dẫn – hòn đá thử vàng của vũ trụ học”, khoa học không thể trông mong gì ở sóng điện từ, vì nó bị tán loạn trong “nồi cháo plasma” của vũ trụ trong khoảng 500.000 năm sau buổi sơ sinh. Trong khi đó, sóng hấp dẫn, tuy yếu hơn, nhưng lại có khả năng xuyên thấu mọi vật chất mà sóng điện từ không thể lọt qua, và chúng sẽ có thể đến với chúng ta ngay nay. Và quả nhiên, chúng đã đến!


Hình trên: Ghi nhận dấu hiệu sóng hấp dẫn của 2 đài quan sát thuộc LIGO (ảnh BBC News), sóng hấp dẫn sinh ra do 2 hố đen của vũ trụ cuốn vào nhau sinh ra

Albert Einstein: mối liên quan đến BigBang và sóng hấp dẫn

Rốt cuộc, sóng hấp dẫn là một sự thật, không còn ai nghi ngờ nữa. Giải mã những thông tin của sóng hấp dẫn, khoa học sẽ tạo dựng được bức tranh hình thành vũ trụ. Mặc dù việc này vẫn đang còn ở phía trước, nhưng các nhà khoa học đã vững tin rằng họ đang đi đúng đường. Lý thuyết Big Bang đáng được tin cậy hơn, vì càng ngày càng có thêm nhiều bằng chứng xác nhận nó. Sóng hấp dẫn vừa tìm được mặc dù phát ra từ sự hợp nhất của hai hốc đen, nhưng nó là bài học, là tấm gương để các nhà vũ trụ học tiếp tục tìm kiếm sóng hấp dẫn phát ra từ chính Big Bang. Một ngày nào đó có thể không xa, chúng ta có thể lại bị chấn động bởi một phát hiện tương tự như hôm nay, rằng đã bắt được tín hiệu sóng hấp dẫn từ Big Bang. Dù chưa đến ngày đó, logic và cơ sở khoa học của lý thuyết Big Bang đến nay vẫn vững chắc đến mức được hầu như tất cả các nhà khoa học ủng hộ, bao gồm cả những nhà khoa học hữu thần lẫn vô thần.

_88168345_gravitacijski-valovi

Hình ảnh hai hố đen vũ trụ hợp nhất sinh ra sóng hấp dẫn, nhờ đó 2 đài quan sát LIGO bắt được tín hiệu

Lý thuyết Big Bang, vốn đã được hầu hết các nhà vật lý ủng hộ, vì nó là hệ quả trực tiếp của các phương trình của Einstein và được các bằng chứng thực tế ủng hộ, nay lại càng được củng cố thêm khi trực giác thiên tài của Einstein về sóng hấp dẫn đã trở thành hiện thực. Nhưng lý thuyết Big Bang được củng cố bao nhiêu thì những học thuyết vô thần càng khó ăn khó nói bấy nhiêu.

Darwin và thuyết tiến hóa:
Chúng ta đều biết Darwin (1809 - 1882) đã công bố Thuyết Tiến hoá của mình trong hai cuốn sách kinh điển: “Nguồn gốc các loài” (1859) và “Nguồn gốc con người” (1871). Trong đó ông đã khẳng định: 
1) Các loài động vật tiến hoá từ bậc thấp lên bậc cao hơn theo quy luật chọn lọc tự nhiên những biến dị nhỏ ngẫu nhiên có lợi trong quá trình cạnh tranh sinh tồn, được tích tụ dần. 
2) Sự sống được hình thành một cách tự phát ngẫu nhiên từ một tập hợp các nguyên tố hoá học. 
3) Loài khỉ lớn (tinh tinh) là tổ tiên trực tiếp của Loài người.

Công trình của Darwin ra đời vào đúng lúc xu thế vô thần và duy vật của Thế kỷ Khai minh đang nở rộ; nó đánh trúng vào tâm lý khoa học thời đại: sự sống và con người không phải do Chúa tạo ra. Hai là, cuộc cách mạng khoa học lần thứ nhất đạt được những thành công rực rỡ với sự ra đời của Vật lý học Newton, đã làm cho cộng đồng khoa học ngây ngất với ý tưởng “sân chơi” của Chúa đang thu hẹp lại và một ngày không xa khoa học sẽ trả lời được mọi câu hỏi về vạn vật. Mặc dù khoa học đã đạt được những thành tựu vô cùng vĩ đại, các quy luật của thế giới tự nhiên cứ lần lượt được phơi bày, sân chơi của Chúa tưởng chừng ngày càng hẹp lại; nhưng cứ mỗi lần các nhà khoa học vén được một bức màn đen do Chúa dựng nên này thì lại thấy một bức màn đen khác sừng sững trước mặt.
Kết luận
Einstein nói rằng: “Vũ trụ có bao nhiêu tinh cầu, mà mỗi một tinh cầu đều vận hành không ngừng theo một quỹ đạo nhất định, sức mạnh của sự sắp đặt vận hành này chính là Thần [làm]. Vì vậy, rất nhiều hiện tượng của các thế giới ‘vô hình’, mặc dù hiện nay khoa học không cách nào kiểm chứng, nhưng không thể nói rằng nó không tồn tại“.

Thuyết BigBang là hệ quả trực tiếp của các phương trình của Einstein cũng thừa nhận vai trò của một đấng sáng thế. Ngược lại thuyết tiến hóa của Darwin phủ nhận vai trò của Thượng Đế, theo học thuyết này con người sinh ra từ sự ngẫu nhiên, sinh ra cũng như chết đi không có mục đích. Có rất nhiều những bằng chứng về khảo cổ học, về ADN làm thuyết tiến hóa rung chuyển dữ dội, vẫn đề nằm ở chỗ người ta tin theo cái gì, thì họ ủng hộ những lý thuyết phù hợp với niềm tin của họ, cho dù nhiều khi lý thuyết đó rất thiếu khoa học.
Giữa Einstein và Darwin bạn chỉ có thể lựa chọn một mà thôi!

Tổng hợp theo các tài liệu:


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét