"Thử xem khắp cõi dinh hoàn. Hai mươi thế kỷ, ai còn như ta...
Hiền nhân, quân tử những người. Đứng lên mà sửa tục đời cho chăng?"
(Tỉnh hồn quốc ca - cụ Phan Châu Trinh)

Thứ Năm, 15 tháng 10, 2015

Suy ngẫm: Khoa học xưa & nay cùng thảm họa ô nhiễm môi trường, dịch bệnh và biến đổi khí hậu

   Khoa học hiện đại đi theo con đường "làm chủ và chinh phục tự nhiên" để phục vụ cho nhu cầu hưởng thụ của con người. Dục vọng của con người là vô độ, vì vậy không tránh khỏi việc lạm dụng khoa học, gây ra sự tàn phá thiên nhiên và môi trường sống của chính mình. Con người mong muốn được an nhàn một chút, sống sung túc, thoải mái một chút âu cũng là điều dễ hiểu, tuy nhiên, nếu xã hội đặt việc hưởng thụ lên làm mục đích hàng đầu sẽ dẫn đến nhiều cái sai lệch, thời gian càng dài sai lệch càng lớn, người ta sẽ không còn nghĩ rằng "Tiên học lễ, hậu học văn" nữa bởi tiêu chuẩn đánh giá đã thay đổi rồi, bình diện đạo đức cũng theo đó mà hạ thấp dần cho đến khi trở nên phóng túng. Ai có thể ăn rau ngải cứu đều cảm nhận thấy dư vị ngọt ngào của nó, "Lửa thử vàng, gian nan thử sức", Bill Gates thừa hiểu điều đó nên tài sản thừa kế ông để lại cho con cái là rất nhỏ, người ta hâm mộ Bill Gates, nhưng mấy ai nguyện ý sống theo triết lý sống của ông. Steve Jobs là người sáng lập ra Apple và làm cho nó nổi tiếng khắp thế giới, nhưng về nhà ông thường hạn chế tối đa việc sử dụng máy tính, di động, điều này được áp dụng cả cho các con của ông, bởi ông hiểu những mặt phải, trái của nó.
   Dù thế nào, chúng ta cũng đều sửng sốt khi nhận ra rằng, 4000 năm văn hiến Đại Việt không có ô nhiễm môi trường, điều gì đã thay đổi quá lớn sau 100 năm gần đây. Một số nhận định cho rằng, người xưa sống trong lạc hậu, nghèo nàn, tăm tối, kỳ thực đó chỉ là giai đoạn phong kiến suy mạt mà thôi. Bạn cần bao nhiêu rau sạch, thực phẩm sạch để ăn uống và sống thoải mái, bạn cần bao nhiêu gỗ để làm nhà, một căn nhà gỗ - đây là điều ngày nay chỉ các đại gia mới dám mơ đến. Nhìn nhận về văn hóa, đời sống của người xưa có lẽ không ai có thể thuyết phục chúng ta hơn bài viết của cụ Phan Châu Trinh "Đạo đức và Luân lý Đông Tây", một nhân chứng sống, một kết tinh của văn hóa Việt.
   Lão Tử giảng "Người thuận theo Đất, Đất thuận theo Trời, Trời thuận theo Đạo, Đạo thuận theo Tự nhiên", nền tảng văn hóa, khoa học truyền thống xoay quanh lý luận về "Thiên Địa Nhân hòa". Khoa học cổ đại đi theo hướng thuận theo tự nhiên, khai thác mối liên hệ sâu sắc giữa con người và tự nhiên, vũ trụ. Đạo gia giảng "con người là một tiểu vũ trụ" vì vậy có thể thông qua tu tâm luyện thân từ đó mà đồng hóa với quy luật vũ trụ, hiểu biết về quy luật vũ trụ.
   Ngày nay, dù chưa chứng minh được nhưng giới khoa học qua khảo sát thực tế đã thừa nhận con người có những khả năng đặc biệt thông qua tu luyện. Giải phẫu y học phát hiện rằng, bên trong thùy trán của con người có một con mắt thoái hóa, có một cuốn sách của thiền sư theo trường phái mật tông Tây Tạng giảng về phương pháp tu luyện để khai mở khả năng này (khai mở thiên mục). Một số điều người xưa nói ra mà chúng ta vẫn thường bảo rằng "các cụ đúc kết lại" thực ra nó xuất phát từ những người tu luyện đã đắc đạo, chính họ có khả năng nhìn thấy, cảm nhận thấy bằng khả năng đặc biệt của mình, điều này chẳng phải cũng là một cách chứng thực khoa học?

(Thể tùng quả - Con mắt thoái hóa trong não bộ)

(Cuốn sách của thiền sư Tây Tạng nói về cách khai mở con mắt thứ ba)

   Đối mặt với thiên tai, dịch họa con người thấy mình thật quá nhỏ bé, khiêm nhường là đức tính mà chúng ta cần có, vận dụng những ưu điểm của khoa học hiện đại, kết hợp với văn hóa truyền thống để sống thuận theo tự nhiên có lẽ là một giải pháp tốt.

Tài liệu tham khảo: