"Thử xem khắp cõi dinh hoàn. Hai mươi thế kỷ, ai còn như ta...
Hiền nhân, quân tử những người. Đứng lên mà sửa tục đời cho chăng?"
(Tỉnh hồn quốc ca - cụ Phan Châu Trinh)

Thứ Sáu, 27 tháng 2, 2015

Âm nhạc thể hiện thịnh suy của xã hội

Âm nhạc có thể biểu hiện thịnh suy của xã hội. Âm nhạc tao nhã đại biểu cho một xã hội ổn định lâu dài, âm nhạc phóng túng thể hiện sự suy vi và báo trước diệt vong.

Khổng Tử đặc biệt nhấn mạnh đạo đức trong âm nhạc. Ngài quả quyết âm nhạc tốt có thể nâng cao đạo đức con người. Ngài đã nói: “Không có gì có thể mạnh hơn âm nhạc để nâng cao truyền thống xưa, không có gì thích đáng hơn âm thanh để hạn chế những nhà lãnh đạo trong việc cai trị”. Ngài cũng tin rằng tư tưởng cao nhất của âm nhạc và giá trị nghệ thuật là từ bi và mỹ thuật. Ngài ca tụng âm nhạc cao thượng (quí phái) diễn tả “Hạnh phúc không quá độ, buồn khổ không đau”. Cốt tủy của âm nhạc cao thượng là trung đạo dễ thương – tốt tự nhiên – tiềm ẩn. Âm nhạc này có thể thay đổi tập quán xấu để đưa người ta tới từ bi – nhũn nhặn và thầm lặng. Nó hoàn toàn ngược lại với loại nhạc tinh vi lả lướt để theo đuổi những tác dụng của cảm xúc. Yue Ji nói âm nhạc không khác, nhưng khác tự âm thanh ‘Chỉ khi âm thanh phù hợp với nguyên lý của vũ trụ. Khi đó nó có thể được gọi là âm nhạc. Một người quí tộc thưởng thức âm nhạc để học giá trị cao cả, người thường thưởng thức âm nhạc để thỏa mãn sự ham muốn.

"Tướng tự tâm sinh", âm nhạc được tạo ra bởi người nhạc sỹ, tâm hồn người nhạc sỹ được hun đúc nên từ văn hóa xã hội, văn hóa xã hội chịu ảnh hưởng lớn bởi hệ tư tưởng nòng cốt.

Tham khảo:

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét