"Thử xem khắp cõi dinh hoàn. Hai mươi thế kỷ, ai còn như ta...
Hiền nhân, quân tử những người. Đứng lên mà sửa tục đời cho chăng?"
(Tỉnh hồn quốc ca - cụ Phan Châu Trinh)

Thứ Bảy, 15 tháng 10, 2050

Địa chỉ download tài liệu học tập các môn học

Ông Trump nhắn gửi điều gì tới các sinh viên trẻ sắp ra trường?
      (Ông Trump nhắn gửi điều gì tới các sinh viên sắp ra trường?)
Tài liệu của tất cả các môn học mình chia sẻ tại địa chỉ: https://drive.google.com/open?id=0BwQNBAZDZOVJdmFfY0ZLU21jV28

Xem video youtube của một số môn học tại kênh: https://www.youtube.com/channel/UCZJBtOEDpfQqdD1nwVMtrGA/playlists

Các bạn sinh viên tìm đến thư mục của môn học tương ứng để download tài liệu học tập.

Xem thêm:
Thông điệp cần lưu ý nhất của thời đại là gì? Điều này thực sự đã qua đi hay mới chỉ là màn dạo đầu?

Liên hệ với tôi:
Sđt: 0975276080    << Lưu ý: Chỉ gọi khi thực sự cần, tôi KHÔNG làm việc qua FACEBOOK >>
Email: hieutrantrung001100@gmail.com

Chúc các bạn học tập đạt kết quả tốt!

Thân mến!

Thứ Năm, 8 tháng 11, 2040

Tư tưởng lèo lái từng bước đi, sách báo như món ăn tinh thần, nên rất cẩn trọng khi lựa chọn!


The Epoch Times có lượt tải xuống đứng đầu danh sách các ứng dụng báo chí

Ứng dụng đọc báo của The Epoch Times đã có hơn 1 triệu lượt tải xuống trên các App store của iOS và Android, và là một trong những ứng dụng được xếp hạng cao nhất.

Trang chủ tiếng Việt The Epoch Times: https://www.epochtimesviet.com/
                                                            hoặc https://ntdvn.net

LÀM SAO ĐỂ TẬP TRUNG HỌC TẬP, LÀM SAO ĐỂ CHĂM HỌC HƠN?

Vì sao "GIẢI TRÍ ĐẾN CHẾT" - vấn đề cần quan tâm nhất của thời đại. Tham khảo:

Có câu "Vô dục tắc cương", sự thoả mãn thất tình lục dục một cách không điều độ làm suy giảm ý chí, cạn kiệt nguồn năng lượng tinh khí thần của con người, khi ý chí bị suy giảm thì chẳng thể làm việc gì tốt được. Nhiều trang web, ứng dụng hiện nay nhắm đến dục vọng gây nghiện của con người để tăng lượt xem, nhiều điều không tốt đã trở nên bình thường khiến bạn không thể nhận ra. 

Điều đầu tiên bạn cần thay đổi là phải làm được ở một mức nào đó sao cho "Lục căn thanh tịnh", lục căn bao gồm Mắt, Mũi, Tai, Lưỡi, Thân, Ý (ý nghĩ hay tâm ý) cần giữ sao cho hợp lễ nghĩa, đạo lý. Lục căn chính là nguồn đầu vào từ đó làm nảy sinh đủ thứ khác, chọn một nguồn INPUT (đầu vào) tốt đẹp hơn, chuẩn hơn, rồi quá trình PROCESS (xử lý) của bạn mới cho OUTPUT (đầu ra) tốt được. 

Một số trang web hay khác:


Trình duyệt nên sử dụng để loại bỏ các yếu tố bất thuần khi duyệt web: Spin Safe Browser



Thứ Năm, 14 tháng 11, 2030

Tu luyện Pháp Luân Công: tiến sĩ Công nghệ Sinh học tại Cộng Hòa Pháp - Giám đốc Nghiên Cứu và Phát Triển của một tập đoàn đa quốc gia tại Việt Nam


Anh Đào Huy Phong, tiến sĩ Công nghệ Sinh học tại Cộng Hòa Pháp, hiện đang là Giám đốc Nghiên Cứu và Phát Triển của một tập đoàn đa quốc gia tại Việt Nam.

Ban chuyên mục Đời sống Thời báo Đại Kỷ Nguyên xin giới thiệu đến quý độc giả loạt bài “Câu chuyện cuộc đời” kể về những con ngườiđến từ khắp nơi trên mọi miền đất nước. Họ có thể là một giáo sư, tiến sĩ, một bác sĩ, một doanh nhân hay một anh công nhân, chị nông dân, em học sinh sinh viên, v.v… Mỗi người với thân phận, giai tầng, nghềnghiệp và hoàn cảnh khác nhau, nhưng sâu thẳm từ trong tiềm thức vẫn luôn đau đáu một nỗi khát khao được tìm về với chân lý và ý nghĩa nhân sinh vốn có của đời người.
***

“Những thành công và vấp ngã, rồi những điều mắt thấy tai nghe trong cuộc sống lại mang tôi về với những câu hỏi đã nhen nhúm từ thời xa xưa. Vậy thành công là thế nào? Có một giới hạn nào không cho những tham vọng và nhu cầu? Cuộc sống có vẻ bất công khi thấy rằng, có người rất cố gắng và có tài mà chẳng được kết quả gì nhiều, nhưng có người nhẹ nhàng mà cái gì cũng có. Số phận có hay không? Nếu là có thì điều gì quyết định nên số phận của bạn? Liệu có cách nào thay đổi…?”

Đại Kỷ Nguyên có cuộc phỏng vấn anh Đào Huy Phong, tiến sĩ Công nghệ Sinh học tại Cộng Hòa Pháp, hiện đang là Giám đốc Nghiên Cứu và Phát Triển của một tập đoàn đa quốc gia tại Việt Nam, về con đường dẫn anh đến với Đạo.

Phóng viên Đại Kỷ Nguyên: Xin hỏi anh, là một người thành đạt, gia đình hạnh phúc, vậy con đường nào dẫn anh đến với Đạo, với tu luyện? Thông thường người ta hay nói người “chán đời” mới tìm đến đường tu?

Không rõ nhân duyên được gieo từ lúc nào, nhưng ngay từ khi còn rất nhỏ, tôi đã có những ‘suy nghĩ trăn trở về ý nghĩa cuộc đời’. Bây giờ không còn nhớ được là lúc đó mấy tuổi, nhưng ngay từ khi còn bé xíu ở quê, đêm đêm nằm nghe tiếng giun tiếng dế vọng lên từ đất, tiếng côn trùng ếch nhái ngoài ao dội vào nhà, tôi đã tự hỏi thầm: không lẽ rồi ai cũng phải chết, và chết là mãi mãi biến mất sao? Nếu đó là sự thật, điều đó quả là khủng khiếp!”

Có lẽ bản năng đi tìm lời giải cho những bí ẩn cuộc sống khiến tôi rất ham đọc sách từ lúc học cấp 1, cấp 2. Tôi đọc tất cả những sách trong tủ của bố, mượn sách của bác (vốn là thầy giáo nên có rất nhiều sách), sau đó thì đọc đến các sách giáo khoa của các anh trai… Tôi thích đọc những sách nói về số mệnh, bói toán… mặc dù chẳng lý giải được mấy. Cứ như vậy cho đến khi học hết đại học.

Trong thời gian học cao học, và sau đó là bảo vệ luận án tiến sĩ ở cộng hòa Pháp thì phải tập trung cho học hành và nghiên cứu khoa học, loay hoay đêm ngày với các đề tài nghiên cứu trong phòng thí nghiệm.

Những thành công và vấp ngã, rồi những điều mắt thấy tai nghe trong cuộc sống khiến lại mang tôi về với những câu hỏi đã nhen nhúm từ thời xa xưa. Vậy thành công là thế nào? Có một giới hạn cho những tham vọng và nhu cầu? Cuộc sống có vẻ bất công khi thấy rằng, có người rất cố gắng và có tài mà chẳng được kết quả gì nhiều, nhưng có người nhẹ nhàng mà cái gì cũng có. Số phận có hay không? Nếu là có thì điều gì quyết định nên số phận của bạn? Liệu có cách nào thay đổi…?

Vậy nên dù có được chút thành công trong cuộc sống, và không phàn nàn gì về hạnh phúc gia đình mình đang có, nhưng đối với tôi những câu hỏi này vẫn cần có câu trả lời …Và cuối cùng tôi đã tìm thấy trong tu luyện.





TS Đào Huy Phong thăm và làm việc với một Trung tâm nghiên cứu ở Pháp.
Phóng viên Đại Kỷ Nguyên: Có đúng anh không thuộc kiểu người “chán đời đi tu” hay thất chí thất tình mà đi tu?

Xem tiếp tại: https://dkn.news/van-hoa/cau-chuyen-cuoc-doi-tien-si-cong-nghe-sinh-hoc-nguoi-tu-luyen-la-nguoi-hanh-phuc-nhat.html

Tài liệu tham khảo:
[1]. Văn minh hiện đại, con người hiện đại và bệnh hiện đại: http://chanhkien.org/2014/03/van-minh-hien-dai-con-nguoi-hien-dai-va-benh-hien-dai.html
[2]. Pháp Luân Đại Pháp – Con đường chân chính và hy vọng cho nhân loại: http://vn.minghui.org/news/39826-phap-luan-dai-phap-con-duong-chan-chinh-va-hy-vong-cho-nhan-loai.html

Thứ Hai, 28 tháng 10, 2030

Giải Nobel Hóa học 2015 đã cho chúng ta thấy Darwin đã dự đoán sai về nguồn gốc của sự sống

Giải Nobel Hóa học cũng đã vinh danh 3 nhà khoa học: giáo sư Tomas Lindahl (Thụy Điển,) Paul Modrich (Mỹ) và Aziz Sancar (mang hai quốc tịch Mỹ và Thổ Nhĩ Kỳ).
Nobel prize Chemistry 2015 winners
Ba nhà khoa học này được trao giải Nobel cho công trình nghiên cứu của họ về cơ chế sửa chữa ADN trong tế bào, với mục đích ngăn chặn những lỗi bất thường xảy ra đối với thông tin di truyền.

ADN là “bản thiết kế gốc” được lưu trữ trong mỗi tế bào chuyên biệt, vì tầm quan trọng này mà Tạo hóa đã phải có riêng một Chương trình để kiểm soát và sửa chữa kịp thời các sai sót trong quá trình nhân bản và hoạt động của Bản thiết kế gốc đó. Liệu sự tiến hóa do chọn lọc tự nhiên, ngẫu nhiên có tính trước được những lỗi sẽ xảy ra trong quá trình hoạt động và tạo ra được một cơ chế tự sửa chữa hay không, đó là còn chưa kể đến sự vĩ đại của kết cấu cũng như lượng thông tin chứa trong ADN? 

Theo khám phá về ADN mỗi loài có một bộ ADN đặc trưng, theo thuyết tiến hóa có sự biến đổi giữa các loài, như vậy phải thông qua cơ chế đột biến gen, biến ADN của loài này thành loài khác. Đột biến thế nào đây? Hoạt động của ADN rất có thứ tự, từng bước một. Chỉ sót một công đoạn thôi là sự phát triển trong cơ thể sẽ dừng lại hết. Làm cách nào một DNA mất tất cả định hướng lại có thể tạo ra hàng tỉ sinh vật rất thông minh mà trong đó có chúng ta? Vì vậy, khi Darwin cho rằng mọi sinh vật trên địa cầu tiến hoá nhờ DNA đột biến (mutate) là một sự khôi hài đi ngược lai với bộ môn Di Truyền học. Hiện nay các nước châu Âu, Mỹ đã cấm thực phẩm biến đổi gen vì các đột biến này phần lớn gây hại cho con người, nhiều nước đã cắt bỏ kinh phí hỗ trợ cho lĩnh vực nghiên cứu để biến loài này thành loài khác. Những người nhiễm chất độc màu da cam, ăn thực phẩm độc hại phải chăng trong số họ một ngày nào đó sẽ trở thành những con người mới tiến hóa hơn hiện nay?

Xem tại: https://daikynguyenvn.com/khoa-hoc/giai-nobel-hoa-hoc-2015-cho-thay-darwin-da-du-doan-sai-ve-nguon-goc-cua-su-song.html

Kết quả một cuộc điều tra xã hội học tại Mỹ về quan điểm: “Nguồn gốc con người” 
Năm 2001, trong một cuộc điều tra dân ý tại Gallup về nguồn gốc và sự phát triển của nhân loại, 1.000 người Mỹ đã được yêu cầu chọn quan điểm gần với cách nhìn của mình nhất. Điều tra cho thấy: 
- 45% người đó đã chọn “Thượng đế đã sáng tạo ra nhân loại ngày nay từ một vạn năm trước”, 
- 37% người chọn “Con người từ hình thái khá nguyên thủy trải qua hàng trăm triệu năm diễn hóa mà thành, hơn nữa Thượng đế đã làm chủ quá trình này”, 
- 12% người chọn “Con người từ hình thái khá nguyên thủy trải qua hàng trăm triệu năm diễn hóa mà thành và không liên quan gì tới Thượng đế”, 
- 6% người biểu thị không có quan điểm gì hoặc không có bất kỳ khuynh hướng nào. 
Xem tại: http://www.pewresearch.org/2009/02/05/on-darwins-200th-birthday-americans-still-divided-about-evolution/

Một cuộc điều tra khác được Trung tâm nghiên cứu Pew của nước Mỹ đã tiến hành một cuộc điều tra vào tháng 07 năm 2005 biểu thị rõ rằng: 
- 63% người Mỹ muốn tiếp nhận Thuyết tiến hóa đang được dạy trong trường, đồng thời cũng tiếp nhận Thuyết sáng thế trong tôn giáo, 
- 38% người dứt khoát chủ trương trường học chỉ dạy Thuyết sáng thế không dạy Thuyết tiến hóa. 

Rất nhiều độc giả đến từ Trung Quốc Đại lục đã vô cùng kinh ngạc trước kết quả cuộc điều tra này. Kỳ thực những nước phương Tây tự do tín ngưỡng, không tiếp nhận Thuyết tiến hóa có rất nhiều người, điều này không hề dẫn tới sự lạc hậu, ngu dốt của những quốc gia đó. Kỳ thực sự phát triển văn minh của những quốc gia này lại vừa hay có quan hệ mật thiết với tư tưởng tự do, mở cửa, khoan hồng.

Xem thêm: 
[1] Tổng hợp các khám phá khảo cổ học làm chúng ta phải suy nghĩ lại về "nguồn gốc của loài người":


Thứ Ba, 21 tháng 10, 2025

Yêu là gì?

   Tình yêu là một chủ đề bất tận của con người, văn học và thơ ca. Vậy đã có lúc nào bạn tự hỏi "Yêu là gì?". Sau nhiều sóng gió, trải nghiệm cuộc sống, mỗi người có thể hiểu tình yêu theo một cách khác nhau. Bạn hy vọng tình yêu sẽ khiến người yêu của bạn thay đổi, bạn mong muốn người yêu của mình cũng giống mình? "Giang sơn dễ đổi, bản tính khó rời", phần nhiều những mong muốn đó thường mang đến cho bạn sự thất vọng, muộn phiền. Hãy cùng tham khảo xem người xưa quan niệm về tình yêu như thế nào?


Chữ Hán phồn thể (trái) và giản thể - hiện đại (bên phải)
Phần màu đỏ là chữ Tâm (tim)

   Ái「愛」ý nghĩa là tình yêu, gồm bộ tâm 心 (con tim) và chữ thụ 受 (chịu đựng), tình yêu thương chính là sự chấp nhận sự khác biệt trong tính cách của nhau và tình nguyện hi sinh.


Chữ "Nữ" trong tiếng Hán

   Chữ "Nữ" trong tiếng Hán bao gồm bộ "miên" (có nghĩa mái nhà, mái che) ở trên, bộ "nữ" ở dưới, có hàm ý, người phụ nữ là người giữ lửa, mang lại sự ấm áp trong gia đình.
   Trong «Nữ giới» bà viết (dịch văn): “Đặc tính Âm-Dương hai bên là bất đồng, hành vi nam-nữ cũng có khác biệt. Dương tính lấy cương cường làm phẩm cách, âm tính lấy ôn nhu làm biểu trưng; nam nhân lấy cường tráng làm cao quý, nữ nhân lấy mềm yếu làm mỹ lệ. Vì vậy ngạn ngữ nói: ‘Sinh con trai như sói, còn sợ mềm yếu không cương cường; sinh con gái như chuột, còn sợ hung dữ như hùm beo’. (Trích từ bài báo link đính kèm)
   Giàu tình thương, nhu mì và hy sinh là một ưu điểm rất lớn của người phụ nữ, nó như "lạt mềm buộc chặt" để cảm hóa và giữ trái tim của người đàn ông luôn ở bên mình.

Tham khảo:

Thứ Bảy, 26 tháng 8, 2017

Bạn trẻ: Khi thất vọng bạn hãy đọc câu chuyện của người đàn ông này


(Vừa đọc vừa nghe bản nhạc này để cảm nhận tốt hơn: https://youtu.be/iU_fp1ebiss?list=PUgnb6guLr8tSbZLAjZQG0Ow)
Đôi khi ta nghĩ rằng họ khổ đau, bất hạnh, tủi nhục nhưng nội tâm chúng ta không thể bằng họ được?
Phải chăng đó chính là ý nghĩa của câu "Khổ tận cam lai"?
Nếu cuộc đời không chỉ gói gọn trong ba chữ "Chết là hết" thì người đàn ông này thành công hơn rất nhiều người trên thế giới này.


Thứ Hai, 31 tháng 7, 2017

Nghiên cứu khoa học: Suy nghĩ, tư tưởng có tác động tới GENE của chúng ta như thế nào?


Suy nghĩ chung thường cho rằng ADN kiểm soát phần lớn con người chúng ta – ví như màu mắt, màu tóc, những đam mê, những rối loạn hay sự nhạy cảm của chúng ta với ung thư – đó là một hiểu biết sai lầm, theo Bruce Lipton, tiến sĩ y khoa và chuyên gia về tế bào gốc.

“Bạn có thể coi mình ít nhiều là một nạn nhân của sự di truyền”, Lipton bình luận trong bộ phim tài liệu Đặc tính sinh học của niềm tin. “Vấn đề với hệ thống niềm tin này là nó lan sang một cấp độ khác … Bạn trở nên vô trách nhiệm khi tự nhủ: “Tôi không thể làm bất cứ điều gì, vậy tại sao phải thử? ».

Quan niệm này “nói lên rằng bạn yếu đuối hơn so với gen của bạn“, Lipton giải thích.

Theo Lipton, nhận thức của một người là không được lập trình về mặt di truyền, nó cho ra sắc thái của tất cả những gì xảy ra trong cơ thể: “Niềm tin của chúng ta đang lựa chọn gen của chúng ta, đang lựa chọn hành vi của chúng ta”.

Thứ Hai, 5 tháng 6, 2017

Chuyện khôi hài về thuyết tiến hóa

Theo thuyết tiến hóa của Darwin, kết hợp với khám phá về ADN về sau, như vậy phải có sự đột biến gene để biến ADN từ loài này thành ADN của loài khác. Thử tưởng tượng 2 tình huống biến hóa sau:


BAY: Rồi bây giờ qua tới sự tiến hoá từ Khủng Long hoặc Bò Sát mọc cánh biết bay. Tới đây là thấy kinh khủng rồi bởi vì DNA phải tinh thông các định luật Vật Lý: nó phải biết hấp lực địa cầu là gì, thiết kế cánh bao to, bao nhiều sợi lông để đủ nâng một thân hình nặng bao nhiêu. Động Lực: cơ bắp của cánh phải cần bao nhiêu gân cốt để đủ mạnh. Khí Động Lực (aerodynamic): cấu trúc thân hình và cánh sẽ ra sao để nâng lướt gió, đuôi sẽ cản gió ra sao. Và cả Hoá học: hoá chất gì phải tạo ra để cơ tạng chịu đựng sức gió lạnh, lông phải loại gì để giữ nhiệt. Và Cơ Thể Học nữa: khi thành thú bay rồi thì phải ăn những gì để thích hợp với loài chim, con mắt nhìn bao xa để thấy mồi. Vấn đề là DNA lấy ở đâu ra kiến thức kinh khủng như vậy khi chúng chưa từng bao giờ trải qua kinh nghiệm đó? Bạn nghĩ một DNA bị loại bỏ vì hư hỏng có khả năng làm chuyện đó không? 



BƠI: chuyện này thì đầu hàng! Từ một con thú 4 chân biến thành cá Voi (chính thức dạy trong tất cả các trường Học), bấm đây <a>Whale Evolutions</a>. Con thú 4 chân đó, theo khoa học, là do sự tiến hoá của các sinh vật biển bò lên bờ mà thành (theo TTH). Lý do gì ông lại...bò trở lại biển? Một khi nó đã được cấu tạo thành sinh vật 4 chân, là nó đã rất thích ứng với đất liền sau hàng trăm triệu năm tiến hoá. Điều gì khiến nó lại rời bỏ môi trường trên đất, quyết định trở thành lại Cá? Cá Voi nó có khả năng định hướng bằng Từ Trường của hai Cực, DNA con thú 4 chân đó lấy ở đâu ra Kiến Thức này??? Điều này có nghĩa là DNA đột biến đó tự vẽ lại toàn bộ cấu trúc của sinh vật 4 chân, thở bằng phổi, có răng nanh, ăn thịt thú, có lông,... trở nên không chân, thở bằng lỗ thông trên đầu, răng như lược, ăn tép, da trơn láng. Ở đâu nó lấy ra kiến thức này? và Tại sao nó lại thiết kế một sinh vật nhỏ trở nên to lớn kềng càng nặng nề? Thuyết Tiến Hoá thật khó hiểu !!!

Thứ Ba, 19 tháng 7, 2016

Thuyết vô thần mới chính là thuốc phiện của tinh thần


(Nghiện thuốc phiện não bị biến đổi - tư tưởng con người bị lầm lạc cũng như vậy)

Rất nhiều người Trung Quốc vừa nghe nói đến Phật- Đạo -Thần liền cười nhạo và buông ra 2 từ “mê tín”. Nguyên nhân là vì họ từ nhỏ đến lớn đều bị tuyên truyền bởi những quan niệm rằng “tôn giáo, tín ngưỡng là mê tín, lạc hậu, dối trá và phi khoa học”. Nhưng nếu phân tích thêm một chút thì sẽ phát hiện, kỳ thực “Thuyết vô thần” mới đúng là “thuốc phiện” mê hoặc tinh thần.

Hãy làm một phép so sánh, để xem rốt cuộc cái nào mới là thuốc phiện:


1. Sau khi hút thuốc phiện liền lâng lâng dễ chịu, vô cùng thoải mái tự tại

Đối với những người tin theo thuyết vô thần, người ta tự cho bản thân không hề có ai cai quản, chỉ cần không có người nhìn thấy, thì việc xấu nào cũng đều có thể làm, vô cùng “tự tại”.

Còn đối với những ai tin Thần Phật, thì thái độ làm người, hành động và suy nghĩ đều cẩn thận suy xét, luôn e sợ rằng nếu làm chuyện xấu sẽ bị “quả báo”, vì thế mà không giám làm điều sai trái.


2. Sau một thời gian dài hút thuốc phiện thì tinh thần suy nhược, nhà tan cửa nát

Người theo thuyết vô thần, tin rằng bất quá chỉ có một đời này mà thôi. Bởi vậy cần phải tranh đấu với người, phải tranh thủ kiếm miếng lợi, thậm chí vì tiền mà bán rẽ lương tâm, người thân…

Tại sao lại như vậy ư? Chính là kết quả của thuyết vô thần. Vì không tin thiện ác có báo, nên người Trung Quốc sẵn sàng rượu giả, thuốc giả, dầu ăn làm từ cống hoặc nước thải, gạo giả, giá đỗ độc, măng độc … Một xã hội như thế, người dân sớm muộng cũng tan cửa nát nha.

Còn nếu luôn luôn tôn thờ Thần Phật, thì cá nhân tâm thanh quả dục, xã hội yên ổn tường hòa. “Thiện ác có báo” trở thành tâm thức của toàn xã hội, thử hỏi làm sao có gạo độc đây? Lấy “Thiên nhân hợp nhất” làm mục tiêu theo đuổi, làm sao có nhiều ô nhiễm môi trường đến vậy đây? Lấy “Trung hiếu lễ nghĩa” làm tiêu chuẩn mẫu mực để làm người, làm sao có tham ô hủ bại nhiều như vậy đây?

Có người nói, nếu ai cũng tin vào Thần Phật, đều mê tín thì sẽ dẫn đến u mê lạc hậu, bệnh tật không lo uống thuốc mà chỉ lo vẽ bùa đốt hương… Thật ra không phải vậy.

Ngay từ xã hội truyền thống xưa kia, Đông y rất phát triển, hiệu quả trị bệnh rất cao mà khoa học ngày nay phải công nhận, những chuyện đốt bùa, trù ếm chỉ là thiểu số. Nhưng vì để phá bỏ văn hóa truyền thống và bài xích Thần Phật, Đảng Công sản Trung Quốc đã ra sức tuyên truyền, làm người dân lầm tưởng đó là hiện tượng phổ biến.

Tôn giáo dạy người hướng thiện, tích đức… không hề dạy người ta vẽ bùa hại người.

Mặc khác Phương Tây, cũng tin vào Thiên Chúa, là xã hội hữu thần, nhưng kết quả thuốc chữa bệnh, y học, khoa học kỹ thuật không phải toàn là các nước vô thần phải đi học hỏi, nhập khẩu từ phương Tây về hay sao.


Từ hai điểm so sánh ở trên có thể thấy được rằng, kỳ thực “Thuyết vô thần” và “Thuốc phiện” mới chính là cùng một loại tương thông với nhau.

Vậy thì một số tham quan trong Đảng cộng sản vẫn có “tin Phật” vẫn đi chùa là vì sao?

Thực ra, họ không hiểu hàm nghĩa chân chính của “tin Phật”, họ chỉ cho rằng thông qua cầu Phật, cúng Phật thì có thể cho họ nổi danh phát tài, họ chỉ là cầu danh cầu lợi. Họ không biết rằng Phật chỉ xét nhân tâm, chỉ mong con người từ bỏ lòng tham. Vậy nên, họ một tay làm việc ác một tay cầu Phật phù hộ. Đây chẳng phải là bị loại thuốc phiện của thuyết vô thần kia đầu độc đến mức không biết xấu hổ liêm sĩ là gì hay sao?

Đảng cộng sản còn có một loại luận điệu mang tính mê hoặc rất mạnh, đó là: Tin tưởng tôn giáo là do tinh thần trống rỗng hoặc là do không đạt được thỏa mãn về lợi ích trong thực tế, bởi vậy mới lợi dụng tôn giáo làm ma túy cho chính mình.

Kỳ thực không phải thế, chúa Jesus, Phật Thích Ca Mâu Ni, họ đều là các bậc Thánh giả, họ có ai là do không thỏa mãn được lợi ích mới tìm đến tín ngưỡng tôn giáo?

Bản thân Thích Ca Mâu Ni chính là hoàng tử; Lương Vũ Đế Tiêu Diễn là hoàng đế khai quốc của triều Lương thời Nam-Bắc triều trong lịch sử Trung Quốc cũng xuất gia làm hòa thượng; hoàng đế Thuận Trị triều Thanh từ bỏ ngai vàng không màng đến cuộc sống trần thế vinh hoa phú quý mà bỏ đi tu … Họ vì sao phải buông bỏ đế vị mà đi tìm ‘ma túy” cho mình đây?

Ở phương Tây cũng có rất nhiều ví dụ điển hình như vậy, ví như Newton – người tìm ra lực vạn vật hấp dẫn, Einstein là người phát minh ra thuyết tương đối … những nhà khoa học nổi tiếng này cuối đời đều tin vào tôn giáo. Bởi vì tôn giáo không phải là “thuốc phiện của tinh thần”, mà nó là tứ ở cao tầng mà tinh thần theo đuổi.

Từ những phân tích đơn giản ở trên, thì ngay cả một người dù không tin sự tồn tại của Thần phật, anh ta cũng có thể hiểu được rằng: Thuyết vô thần mới đích thực là thuốc phiện của tinh thần.
(Theo tinhhoa.net)

Tài liệu tham khảo:
[1] Thuyết vô thần mới chính là thuốc phiện của tinh thần: http://tinhhoa.net/thuyet-vo-than-moi-chinh-la-thuoc-phien-cua-tinh-than.html
[2] Thuyết vô thần và đạo đức nhân loại như thủy hỏa bất dung: http://chanhkien.org/2015/02/thuyet-vo-than-va-dao-duc-nhan-loai-nhu-thuy-hoa-bat-dung.html

Thứ Ba, 21 tháng 6, 2016

Câu chuyện thần thoại của con người tương lai


Trên thế giới này, thẳm sâu bên trong sinh mệnh con người, có một mối liên hệ hết sức tự nhiên với thiên thượng. Loại liên hệ này không hoàn toàn giống với sự tôn sùng, cung kính trong hình thức tôn giáo. Nó khởi nguồn từ tự nhiên, được truyền tải bởi văn hóa. Qua năm tháng đằng đẵng, từng chút từng chút một thấm nhuần vào trong sinh mệnh con người. 

Dưới vầng trăng sáng trên bầu trời, khi những ánh sáng bạc đã gột rửa sạch vẻ phồn hoa, những tài tử thất vọng, những thương nhân bận rộn, những nông phu mệt mỏi, những người đắc ý chốn quan trường, trong lúc vô tình ngẩng nhìn lên. Ánh trăng sáng trong từ bầu trời đêm sâu thẳm nhẹ nhàng trôi dạt xuống nhân gian, chảy chầm chậm, thấm đượm vào lòng người, làm phẳng lặng những nhấp nhô của hỷ - nộ - ai - lạc, trong khoảnh khắc, liên thông đến một trạng thái bình lặng bất tận tự cổ chí kim. Tiếp theo đó là một lời than thở nhẹ nhàng xưa cũ: Tôi là ai? tôi từ đâu đến? biết sẽ đi đâu về đâu?

Tiếng thở dài này trải qua năm tháng bể dâu dài đằng đẵng, sông cạn đá mòn, cuối cùng rồi cũng vọng đến nơi mà bạn, tôi, và tất cả chúng ta đang cùng ngước nhìn vần trăng sáng dưới bầu trời đêm. Tuy vậy, chẳng ai ngờ được rằng không phải chỗ thanh đăng cổ phật, cũng chẳng phải nơi chuông trống sớm hôm, mà là tại sâu trong cõi hồng trần cuồn cuộn, cuối cùng cũng có người nghe thấy được tiếng vọng hồi đáp cho sự chờ đợi mong mỏi từ vạn cổ của sinh mệnh. Đó là lời hồi đáp như thế nào? Khi chúng ta đi qua những năm tháng gian nan, bất chợt ngoảnh đầu nhìn lại sẽ nhận thức được những điều bao hàm trong đó, những điều chúng ta vĩnh viễn không cách nào hiểu rõ được hoàn toàn, có trí huệ thâm sâu hơn cả bầu trời, có từ bi hồng đại to lớn hơn cả bầu trời. Đó là điều mà lần đầu tiên trong lịch sử từ xưa đến nay, mở ra quá trình đắc độ thực sự của sinh mệnh.

Đối với con người mai sau mà nói, giai đoạn lịch sử này sẽ là câu chuyện thần thoại tương truyền đời đời của họ.

Thứ Tư, 15 tháng 6, 2016

[Tản mạn] Hoa rơi hoa nở




Sen hồng nhạt màu bởi trời thu
Lụa đào khẽ vén thuyền lan một mình
Trong mây ai gởi thư về đấy?
Chim nhạn đã về, ngói đầy trăng.

Hoa rơi nhè nhẹ nước dần xa
Một phần tương tư, sầu hai chốn
Tình buồn nào có cách gì tan.
Vừa nơi khóe mắt đã tràn lòng.
...


Thứ Ba, 3 tháng 5, 2016

Tác hại của việc lạm dụng chỉ trích - phê bình - đấu tranh


Từ xa xưa, cổ nhân đã dạy về quy luật "tương sinh tương khắc", có Thiện-có Ác, có tốt-có xấu, có Âm-có Dương, có chính lý-có phản lý,... , trong triết học nói chung người ta gọi đó là hai mặt đối lập, tuy nhiên ứng xử đối với hai mặt đối lập này thế nào là một vấn đề. Người xưa dạy đạo Nhẫn: "Lùi một bước trời cao biển rộng", "Cả giận mất khôn" hay "Tiểu bất nhẫn tắc loạn đại mưu". 
Trong thế giới của chúng ta, sự tồn tại chung sống của hai mặt đối lập trong nhiều trường hợp như một sự tất yếu, con hổ không thể ăn thịt hết hươu nai, bởi nếu vậy chúng sẽ không còn thức ăn để duy trì sự sống, tương tự như vậy hươu nai cũng không thể ăn hết cỏ được, ngược lại, nếu không có hổ, hươu nai sẽ phát triển nhanh chóng, cỏ sẽ không còn đủ để chúng ăn nữa, tương tự như vậy, nếu không có hươu nai, cỏ sẽ phát triển lấn áp các loài thực vật khác, đó là một sự cộng sinh, đảm bảo cân bằng sinh thái mà đấng tạo hóa đã tạo ra. Đối với tính cách con người, có câu rằng: "Giang sơn dễ đổi, bản tính khó rời", thử hỏi, nếu hai người làm việc có tính cách, có cách giải quyết vấn đề trái ngược nhau, làm thế nào để đạt kết quả chung tốt nhất, hai anh em, bố con sống trong gia đình có tính cách trái ngược nhau thì sao, chẳng nhẽ bài xích, loại bỏ nhau? 

Khổng Tử dạy rằng: "Quân tử hòa nhi bất đồng/ Tiểu nhân đồng nhi bất hòa”. Nghĩa là: Người quân tử giao hòa với nhau nhưng chưa hẳn đã đồng quan điểm, chí hướng. Ngược lại, kẻ tiểu nhân cùng chung sống nhưng thường xuyên xung khắc mâu thuẫn, tranh giành nhau."
Dung nhẫn là chìa khóa giải quyết vấn đề mà người xưa đã răn dạy chúng ta, chỉ có dung nhẫn mới kìm chế được ma tính trong mỗi con người, từ đó vận dụng trí huệ giải quyết vấn đề, chỉ có từ bi, bao dung mới cảm hóa được lòng người, mới giúp con người khởi phát thiện tâm và quy chính.


Có một trường phái triết học đó là triết học đấu tranh giảng rằng:
  • Đấu tranh: Sự đấu tranh của các mặt đối lập là sự tác động lẫn nhau, bài trừphủ định lẫn nhau của các mặt đối lập. Sự đấu tranh của các mặt đối lập có thể được biểu hiện ở sự ảnh hưởng lẫn nhau hoặc dùng bạo lực để thủ tiêu lẫn nhau giữa các mặt đối lập. 
  • Sự phát triển
    • Phát triển là sự đấu tranh của các mặt đối lập: Sự phát triển của sự vật, hiện tượng gắn liền với quá trình hình thành, phát triển và giải quyết mâu thuẫn. Sự thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập là 2 xu hướng tác động khác nhau của các mặt đối lập tạo thành mâu thuẫn. Như vậy, mâu thuẫn biện chứng cũng bao hàm cả "sự thống nhất" lẫn "đấu tranh" của các mặt đối lập. Sự thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập không tách rời nhau, trong quá trình vận động, phát triển của sự vật, sự thống nhất gắn liền với sự đứng im, với sự ổn định tạm thời của sự vật.
    • Sự đấu tranh gắn liền với tính tuyệt đối của sự vận động và phát triển. Điều đó có nghĩa là sự thống nhất của các mặt đối lập là tương đối, tạm thời; sự đấu tranh của các mặt đối lập là tuyệt đối. Việc hình thành, phát triển và giải quyết mâu thuẫn là một quá trình đấu tranh rất phức tạp, trải qua nhiều giai đoạn, mỗi giai đoạn có những đặc điểm riêng của nó:
      • Giai đoạn hình thành mâu thuẫn, biểu hiện: đồng nhất nhưng bao hàm sự khác nhau; khác nhau bề ngoài, khác nhau bản chất, mâu thuẫn được hình thành.
      • Giai đoạn phát triển của mâu thuẫn, biểu hiện: các mặt đối lập xung đột với nhau; các mặt đối lập xung đột gay gắt với nhau.
      • Giai đoạn giải quyết mâu thuẫn, biểu hiện: sự chuyển hóa của các mặt đối lập, mâu thuẫn được giải quyết.
              (Trích "Quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập" [4])


Ngày nay, nhiều người ảnh hưởng bởi triết học đấu tranh mà không có điều kiện tìm hiểu về văn hóa của cổ nhân, họ thường hiểu Nhẫn theo cách có gì đó như "Nhẫn nhục", Nhẫn với người xưa  không phải là cam chịu là thỏa hiệp, Nhẫn là thể hiện của trí huệ, kiên định, bao dung và tha thứ.

Chọn cách ứng xử thế nào là lựa chọn của mổi người, dù bạn lựa chọn thế nào thì bài dưới đây là thống kê khách quan các tác hại của việc lạm dụng chỉ trích, phê bình hay tranh đấu trong các mối quan hệ:
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Nỗi sợ bị chỉ trích cướp mất sự sáng tạo của con người, hủy hoại óc tưởng tượng, hạn chế tính cách, làm mất dần tính tự lực và gây ra hàng trăm loại thiệt hại khác 

Bản chất và tác hại của nỗi sợ bị chỉ trích

Tại sao chúng ta lại có nỗi sợ này, không ai biết, nhưng có một điều chắc chắn rằng trong cuộc sống nỗi sợ hãi này rất phát triển trong từng cá nhân.
Tôi luôn cho rằng nỗi sợ hãi cơ bản này là một phần trong bản chất tự nhiên của con người, nỗi sợ hãi này không những làm ta tìm mọi cách tước đoạt tài sản và của cải của đồng loại mà còn biện minh cho hành động của mình bằng cách chỉ trích tính cách của họ. Có một thực tế là kẻ trộm thường hay chỉ trích người mà hắn ăn trộm. Nhiều chính trị gia mưu cầu chức vị không phải bằng năng lực và phẩm chất của mình, mà bằng cách công phá đối thủ của họ.
Các nhà thiết kế thời trang và sản xuất quần áo đã nhanh chóng lợi dụng nỗi sợ hãi căn bản này. Kiểu dáng thời trang của mỗi mùa luôn thay đổi, nhưng ai là người tạo ra những kiểu dáng đó? Không phải là người mua, mà là các nhà sản xuất và thiết kế. Tại sao họ lại thay đổi như vậy, lý do rất hiển nhiên, nhằm bán được nhiều hàng hơn.
Nỗi sợ bị chỉ trích cướp mất sự sáng tạo của con người, hủy hoại óc tưởng tượng, hạn chế tính cách, làm mất dần tính tự lực và gây ra hàng trăm loại thiệt hại khác nữa. Các bậc phụ huynh thường gây cho con cái những tổn thương không hề nhỏ qua những lời chỉ trích mắng mỏ. Mẹ của một người bạn cùng phòng thủa nhỏ với tôi thường phat roi cậu ấy mỗi ngày và luôn kết thúc với câu: “Rồi mày sẽ vào trại cải tạo trước khi mày hai mươi tuổi thôi con ạ!”. Kết cục là cậu ấy bị đưa vào trại cải tạo thật, khi cậu được mười bảy tuổi.
chỉ trích con cái
Mỗi người đều có cả kho những lời chỉ trích và sẵn sàng biếu không cho bất cứ ai dù người bị chỉ trích có yêu cầu hay không. Những người thân thiết nhất với bạn lại thường là những người có lỗi lớn nhất. Chỉ trích cần được xem như là một tội ác, thậm chí nó là tội ác xấu xa nhất, đối với những bậc cha mẹ nào cố tình tạo ra mặc cảm tự ti trong đầu óc con cái mình bằng những lời chỉ trích không cần thiết. Những người quản lý hiểu rõ tâm lý con người thường nhận được những kết quả tốt nhất nhờ biết cách góp ý xây dựng thay vì đi chỉ trích nhân viên. Các bậc phụ huynh cũng hoàn toàn có thể nhận được kết quả như vậy từ con cái của mình. Nên nhớ rằng chỉ trích sẽ gieo nỗi sợ hãi hay thậm chí là oán hận vào trái tim con người mà không mang lại thiện cảm hay tình yêu thương.  

Các dấu hiệu của nỗi sợ bị chỉ trích

Nỗi sợ này ảnh hưởng tiêu cực tới sự thành công của mỗi cá nhân bởi nó hủy diệt sức sáng tạo và làm thui chột khả năng vận dụng óc tưởng tượng, những dấu hiệu chính là:

E dè

sọ bị chỉ trích-thiếu tự tin
Thường biểu hiện qua vẻ căng thẳng, rụt rè nhút nhát trong các cuộc đối thoại hay hội họp, cử chỉ vụng về, mắt chớp liên hồi.

Thiếu tự tin

thiếu tự tin

Lạc giọng, mất bình tĩnh, căng thẳng trước sự hiện diện của người khác, bộ dạng khúm núm, có trí nhớ kém.

Thiếu cá tính

thiếu quyết đoán

Thiếu quyết đoán, thiếu sức lôi cuốn và khả năng diễn đạt ý kiến một cách rành mạch. Có thói quen tránh né vấn đề thay vì quyết tâm đối mặt với vấn đề. Dễ dàng nghe theo ý kiến của người khác mà không cần xem xét cẩn thận.

Mặc cảm tự ti

mặc cảm tự ti- sợ bị chỉ trích

Có thói quen tự chấp nhận và tự bằng lòng như một cách để che giấu sự tự ti. Thích dùng những từ ngữ kiểu như “đao to búa lớn” để gây ấn tượng với người khác. Hay bắt chước cách ăn mặc, lời ăn tiếng nói và phong cách của người khác. Thích khoe khoang những thành tích do mình tự tưởng tượng, thích tỏ ra mình hơn người để che giấu sự tự ti.

Thích chơi ngông

thích chơi ngông

Có thói quen cố tỏ ra sao cho bằng bạn bằng bè, tiêu xài quá khả năng thu nhập.

Thiếu sáng kiến

sợ bị chỉ trích-thiếu sáng kiến

Thường thất bại trong việc tận dụng các cơ hội để tự thăng tiến trong con đường nghề nghiệp, sợ thể hiện chính kiến, thiếu tự tin vào lập trường của bản thân, hay có những câu trả lời thoái thác trước câu hỏi của cấp trên, luôn do dự trong cử chỉ và lời nói, thậm chí gian dối trong cả ngôn từ và hành vi.

Không có tham vọng

tham vọng
Tinh thần và thể xác bạc nhược, không dám tự khẳng định mình, chậm trễ trong việc đưa ra quyết định. Dễ bị tác động, có thói quen chấp nhận thất bại mà không chống lại, thường rút lui khi gặp phải sự chỉ trích. Có thói quen hay nói xấu sau lưng và xu nịnh trước mặt người khác, nghi ngờ người khác mà không có lý do, thiếu tế nhị trong hành động và lời nói, không có thành ý tiếp nhận những lời phê bình về sai lầm do mình gây ra.
Dựa theo Tâm kế người Do thái
Tài liệu tham khảo:
[1]. Trí huệ của Nhẫn: 

[2]. Mười đại trí huệ của người xưa: https://trithucvn.org/van-hoa/10-dai-tri-tue-kinh-dien-luu-truyen-ngan-nam-cua-cac-bac-tri-gia-xua-phan-1.html

[3]. Triết học đấu tranh Mác-Lê: Quy luật thống nhất đấu tranh giữa các mặt đối lập: https://vi.wikipedia.org/wiki/Quy_luật_thống_nhất_và_đấu_tranh_giữa_các_mặt_đối_lập