"Thử xem khắp cõi dinh hoàn. Hai mươi thế kỷ, ai còn như ta...
Hiền nhân, quân tử những người. Đứng lên mà sửa tục đời cho chăng?"
(Tỉnh hồn quốc ca - cụ Phan Châu Trinh)

Thứ Năm, 14 tháng 11, 2030

Tu luyện Pháp Luân Công: tiến sĩ Công nghệ Sinh học tại Cộng Hòa Pháp - Giám đốc Nghiên Cứu và Phát Triển của một tập đoàn đa quốc gia tại Việt Nam


Anh Đào Huy Phong, tiến sĩ Công nghệ Sinh học tại Cộng Hòa Pháp, hiện đang là Giám đốc Nghiên Cứu và Phát Triển của một tập đoàn đa quốc gia tại Việt Nam.

Ban chuyên mục Đời sống Thời báo Đại Kỷ Nguyên xin giới thiệu đến quý độc giả loạt bài “Câu chuyện cuộc đời” kể về những con ngườiđến từ khắp nơi trên mọi miền đất nước. Họ có thể là một giáo sư, tiến sĩ, một bác sĩ, một doanh nhân hay một anh công nhân, chị nông dân, em học sinh sinh viên, v.v… Mỗi người với thân phận, giai tầng, nghềnghiệp và hoàn cảnh khác nhau, nhưng sâu thẳm từ trong tiềm thức vẫn luôn đau đáu một nỗi khát khao được tìm về với chân lý và ý nghĩa nhân sinh vốn có của đời người.
***

“Những thành công và vấp ngã, rồi những điều mắt thấy tai nghe trong cuộc sống lại mang tôi về với những câu hỏi đã nhen nhúm từ thời xa xưa. Vậy thành công là thế nào? Có một giới hạn nào không cho những tham vọng và nhu cầu? Cuộc sống có vẻ bất công khi thấy rằng, có người rất cố gắng và có tài mà chẳng được kết quả gì nhiều, nhưng có người nhẹ nhàng mà cái gì cũng có. Số phận có hay không? Nếu là có thì điều gì quyết định nên số phận của bạn? Liệu có cách nào thay đổi…?”

Đại Kỷ Nguyên có cuộc phỏng vấn anh Đào Huy Phong, tiến sĩ Công nghệ Sinh học tại Cộng Hòa Pháp, hiện đang là Giám đốc Nghiên Cứu và Phát Triển của một tập đoàn đa quốc gia tại Việt Nam, về con đường dẫn anh đến với Đạo.

Phóng viên Đại Kỷ Nguyên: Xin hỏi anh, là một người thành đạt, gia đình hạnh phúc, vậy con đường nào dẫn anh đến với Đạo, với tu luyện? Thông thường người ta hay nói người “chán đời” mới tìm đến đường tu?

Không rõ nhân duyên được gieo từ lúc nào, nhưng ngay từ khi còn rất nhỏ, tôi đã có những ‘suy nghĩ trăn trở về ý nghĩa cuộc đời’. Bây giờ không còn nhớ được là lúc đó mấy tuổi, nhưng ngay từ khi còn bé xíu ở quê, đêm đêm nằm nghe tiếng giun tiếng dế vọng lên từ đất, tiếng côn trùng ếch nhái ngoài ao dội vào nhà, tôi đã tự hỏi thầm: không lẽ rồi ai cũng phải chết, và chết là mãi mãi biến mất sao? Nếu đó là sự thật, điều đó quả là khủng khiếp!”

Có lẽ bản năng đi tìm lời giải cho những bí ẩn cuộc sống khiến tôi rất ham đọc sách từ lúc học cấp 1, cấp 2. Tôi đọc tất cả những sách trong tủ của bố, mượn sách của bác (vốn là thầy giáo nên có rất nhiều sách), sau đó thì đọc đến các sách giáo khoa của các anh trai… Tôi thích đọc những sách nói về số mệnh, bói toán… mặc dù chẳng lý giải được mấy. Cứ như vậy cho đến khi học hết đại học.

Trong thời gian học cao học, và sau đó là bảo vệ luận án tiến sĩ ở cộng hòa Pháp thì phải tập trung cho học hành và nghiên cứu khoa học, loay hoay đêm ngày với các đề tài nghiên cứu trong phòng thí nghiệm.

Những thành công và vấp ngã, rồi những điều mắt thấy tai nghe trong cuộc sống khiến lại mang tôi về với những câu hỏi đã nhen nhúm từ thời xa xưa. Vậy thành công là thế nào? Có một giới hạn cho những tham vọng và nhu cầu? Cuộc sống có vẻ bất công khi thấy rằng, có người rất cố gắng và có tài mà chẳng được kết quả gì nhiều, nhưng có người nhẹ nhàng mà cái gì cũng có. Số phận có hay không? Nếu là có thì điều gì quyết định nên số phận của bạn? Liệu có cách nào thay đổi…?

Vậy nên dù có được chút thành công trong cuộc sống, và không phàn nàn gì về hạnh phúc gia đình mình đang có, nhưng đối với tôi những câu hỏi này vẫn cần có câu trả lời …Và cuối cùng tôi đã tìm thấy trong tu luyện.





TS Đào Huy Phong thăm và làm việc với một Trung tâm nghiên cứu ở Pháp.
Phóng viên Đại Kỷ Nguyên: Có đúng anh không thuộc kiểu người “chán đời đi tu” hay thất chí thất tình mà đi tu?

Xem tiếp tại: https://dkn.news/van-hoa/cau-chuyen-cuoc-doi-tien-si-cong-nghe-sinh-hoc-nguoi-tu-luyen-la-nguoi-hanh-phuc-nhat.html

Tài liệu tham khảo:
[1]. Văn minh hiện đại, con người hiện đại và bệnh hiện đại: http://chanhkien.org/2014/03/van-minh-hien-dai-con-nguoi-hien-dai-va-benh-hien-dai.html
[2]. Pháp Luân Đại Pháp – Con đường chân chính và hy vọng cho nhân loại: http://vn.minghui.org/news/39826-phap-luan-dai-phap-con-duong-chan-chinh-va-hy-vong-cho-nhan-loai.html

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét